Bối cảnh và kiến tạo Động_đất_Thông_Hải_1970

Vân Nam nằm trong số các tỉnh có hoạt động địa chấn tích cực hơn tại Trung Quốc. Trận động đất sớm nhất được ghi nhận xảy ra vào thế kỷ 9; tuy nhiên, các trận động đất từ trung bình đến mạnh quan sát được từ thế kỷ 15.[3] Từ thế kỷ 9, 32 trận động đất với cường độ từ 7 trở lên đã xảy ra trên địa phận tỉnh. Đứt gãy trượt ngang nông là một đặc điểm của các trận động đất tại Vân Nam.[4]

Các trận động đất tại miền tây nam của Vân Nam, như sự kiện Thông Hải năm 1970, ít thường xuyên hơn tại các miền khác trong tỉnh. Đới đứt gãy Sông Hồng được cho là nguyên nhân gây trận động đất này, song về tổng thể thì ít có hoạt động địa chất học.[3] Các trận động đất Sông Hồng thường phát sinh tại nơi có góc lệch lớn, theo một báo cáo vào năm 1962.[5] Dấu hiệu trên các đá trầm tích biểu thị rằng một vài trận động đất lớn hình thành đới đứt gãy trong các thế Canh TânToàn Tân.[6] Cho đến trận động đất này, không có trận động đất nào có cường độ trên 7,0 độ Richter xảy ra trong đới đứt gãy này kể từ khoảng năm 1700, và đới đứt gãy được cho là đã "chết". Kể từ động đất Thông Hải 1970, người ta cho rằng đới đứt gãy sông Hồng thay vào đó trải qua một gián đoạn địa chấn tương tự của Đường kiến tạo Trung ương Nhật Bản, vốn không có động đất lớn kể từ năm 700 song từng tạo ra các trận động đất rất mạng trong thế Toàn Tân.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Động_đất_Thông_Hải_1970 http://www.highbeam.com/doc/1P2-17892749.html http://docs.newsbank.com/openurl?ctx_ver=z39.88-20... http://docs.newsbank.com/openurl?ctx_ver=z39.88-20... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940... http://query.nytimes.com/mem/archive-free/pdf?_r=1... http://www.gps.caltech.edu/~sieh/pubs_docs/papers/... http://isc-mirror.iris.washington.edu/cgi-bin/Form... http://earthquake.usgs.gov/learn/today/index.php?m... http://neic.usgs.gov/neis/eq_depot/2003/eq_030721/... //doi.org/10.1130%2F0016-7606